[Lịch sử] Chương II - Thế kỷ mười bảy về sau

      Bộ trưởng
      Bộ trưởng
      Prismy

      Posts Posts : 52

      Wallet Wallet : 1485

      Reputation Reputation : 4

      House : Slytherin

      #1

       Tue Apr 25, 2017 10:29 pm 

      [You must be registered and logged in to see this image.]

      Chương II
      THẾ KỶ MƯỜI BẢY VỀ SAU

      Danh sách các chương:



      Khi No-Maj châu Âu bắt đầu di cư sang Tân Thế Giới cũng là lúc có thêm những phù thuỷ gốc Âu tới sinh sống tại Mỹ. Giống như những No-Maj đồng hương, họ có rất nhiều lý do để rời khỏi quê hương. Một số người ra đi vì máu phiêu lưu, nhưng hầu hết là trốn chạy: khi vì sự ngược đãi của No-Maj, khi thì những phù thủy và pháp sư đồng hương, mà cũng có thể là để thoát khỏi giới chính quyền phù thuỷ. Nhóm sau cùng thường tìm cách trà trộn vào dòng người No-Maj di cư, hay ẩn mình vào dân phù thuỷ châu Mỹ bản địa những người đều chào đón và bảo vệ những người anh em đến từ bên kia Đại Tây Dương.

      Tuy vậy, cuộc sống ở Tân Thế Giới thời buổi ban đầu với những phù thuỷ nhập cư rõ ràng là khắc nghiệt hơn. Ba lý do sau đây sẽ chỉ ra sự khó khăn của những người nhập cư:


      1. Cũng như những No-Maj đồng hương, họ tới sống ở một đất nước thiếu thốn tiện nghi, chỉ đủ mức tự làm tự ăn. Ở quê nhà, phù thuỷ chỉ cần tới chỗ thầy lang trong vùng để tìm mua nguyên liệu Độc dược cần thiết, trong khi tại đây, họ phải vật lộn với đống cây dược lạ lẫm. Ở đây cũng chẳng có nghệ nhân làm đũa cố định và Học viện Pháp thuật và Ma thuật Ilvermorny là một trong những ngôi trường đào tạo phù thủy tốt nhất hiện nay thì lúc bấy giờ không hơn gì một căn lều rách là bao với chỉ có hai giáo viên và hai học trò.

      2. Cách đối xử của No-Maj đồng hương tại đây khiến cho hình ảnh cộng đồng phi pháp thuật tại quê nhà trở nên dễ thương hơn bao giờ hết. Không chỉ có những xung đột nảy sinh giữa người nhập cư và người bản xứ châu Mỹ, điều khiến cho sự đoàn kết của giới phù thuỷ cũng trở nên mất dần đi, mà còn bởi tín ngưỡng của No-Maj nơi đây khiến họ thêm căm ghét một cách sâu sắc bất cứ thứ gì có dính dáng tới pháp thuật. Những tín đồ Thanh Giáo rất lấy làm  vui sướng khi cáo buộc nhau những hoạt động tà ma bởi những bằng chứng nhảm nhí nhất, và phù thuỷ ở Tân Thế Giới cực kỳ cảnh giác với đám tín đồ No-Maj này.

      3. Những phù thuỷ mới đặt chân tới Bắc Mỹ phải đối mặt với vấn đề nguy hiểm nhất là đám Thanh Trừng Sư e] ](Scourers). Vì cộng đồng phù thuỷ ở Mỹ vốn nhỏ bé, lại sống rải rác và bí ẩn, nên lúc này họ chưa có một cơ chế pháp luật ép buộc nào của riêng mình, để lại khoảng không cho bọn pháp sư tay sai vô lương tâm nhiều quốc tịch khác nhau, hình thành nên một thế lực tàn bạo và gây nỗi sợ rải rác, sẵn sàng săn lùng và trừ khử không chỉ tội phạm mà còn bất kỳ kẻ nào mang lại cho chúng khoản vàng lớn. Qua thời gian, bọn Thanh Trừng Sư ngày càng trở nên thối nát và tha hóa. Không phải chịu sự quản lý từ chính phủ pháp thuật bản xứ, nhiều kẻ trong bọn chúng say mê quá kích về tình yêu với quyền lực và sự tàn ác phi lý với cái lý tưởng của sứ mệnh ban đầu. Bọn Thanh Trừng Sư thích thú với đổ máu và tra tấn, còn tệ hơn nữa khi bọn chúng lấy những phù thủy đồng hương của mình ra làm hàng hóa buôn bán. Số Thanh Trừng Sư tăng lên gấp nhiều lần ở Mỹ vào cuối thế kỷ 17, có bằng chứng cho rằng thấy chúng không bỏ qua cả No-Maj vô tội để bắt rồi gắn mác phù thuỷ, giao nộp cho những kẻ No-Maj khờ dại để chuộc tiền thưởng.

      Những Toà xét xử phù thuỷ Salem e] ](Salem Witch Trials) nổi tiếng năm 1692-93 là một tấn bi kịch trong lịch sử của cộng đồng pháp thuật. Các nhà sử gia pháp thuật đều đồng ý rằng trong đám gọi là Thẩm phán chủ nghĩa Thanh Giáo có ít nhất hai Thanh Trừng Sư đã biết, những kẻ muốn thanh toán mối hận thù hình thành từ lúc chúng tới Mỹ. Nhiều cái xác là của phù thuỷ, mặc dù họ hoàn toàn vô tội trước những tội danh họ bị cáo buộc và gánh chịu. Còn những kẻ khác đơn thuần chỉ là những No-Maj xấu số bị bắt trong cuộc kích động đổ máu.

      [You must be registered and logged in to see this image.]

      Vụ Salem đi vào lịch sử một cách trọng đại vì lý do vượt quá số thương vong. Ảnh hưởng tức thì là làm rất nhiều phù thuỷ tháo chạy khỏi châu Mỹ, và số người đổi ý di cư còn lớn hơn. Điều này lại dẫn tới những biến đổi thú vị trong cộng đồng pháp thuật Bắc Mỹ so với châu Âu, Á, hay Phi. Cho tới vài thập niên đầu của thế kỷ 18, số phù thuỷ ở Mỹ trên tổng dân số ít hơn số dân bốn châu lục còn lại. Những gia đình phù thuỷ thuần chủng, những người nắm bắt thông tin rõ trên các mặt báo về tín đồ Thanh Giáo cũng như Thanh Trừng Sư, họ quyết định ở lại quê nhà. Nó có nghĩa là tỷ lệ phù thuỷ gốc No-Maj ở Tân Thế Giới cao hơn nhiều so với bất cứ nơi nào khác. Mặc dù những phù thuỷ này thường kết hôn với phù thuỷ khác và tạo ra những thế hệ gia đình hoàn-toàn-phép-thuật, tư tưởng về phù thuỷ thuần chủng bén rễ sâu trong lịch sử pháp thuật châu Âu lại chẳng còn mấy có nghĩa ở Mỹ.

      Có lẽ hậu quả quan trọng nhất của Salem là sự thành lập Hội nghị Pháp thuật Hoa Kỳ (Magical Congress of the United States of America) vào năm 1693, gần một thế kỷ trước khi có sự hình thành cơ quan tương tự của dân No-Maj. Được biết đến bơi phù thuỷ Mỹ là MACUSA ( phát âm là /Mah-cooz-ah/), là lần đầu tiên cộng đồng phù thuỷ Bắc Mỹ họp lại cùng nhau để lập pháp hóa riêng biệt, tạo ra một thế-giới-pháp-thuật-trong-lòng-thế-giới-No-Maj như những nước khác. Nhiệm vụ đầu tiên của MACUSA là đưa những Thanh Trừng Sư ra xét xử vì đã phản bội đồng loại của mình. Những kẻ đó bị buộc tội giết người, buôn bán phù thuỷ, tra tấn, và các cách gây tội ác khác đều được thi hành.

      Vài Thanh Trừng Sư khét tiếng đã chạy thoát khỏi vòng lao tù. Bị truy nã trên toàn thế giới, chúng phải lẩn trốn vĩnh viễn trong cộng đồng No-Maj. Có những kẻ đã kết hôn với No-Maj và hình thành nên những gia tộc nơi những đứa trẻ có pháp thuật bị bắt nat, chèn ép, phân biệt bởi con cháu phi pháp thuật, nhằm che đậy vỏ bọc Thanh Trừng Sư. Những tên Thanh Trừng Sư lòng đầy thù hận, bị chính cộng đồng của mình bài trừ, truyền lại cho con cháu một niềm tin tuyệt đối rằng pháp thuật là có thật, và gieo rắc vào đầu chúng lý tưởng cực đoan phù thuỷ phải bị tiêu diệt ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện.

      [You must be registered and logged in to see this image.]

      Phù thủy sử học người Mỹ Theophilus Abbot đã khám phá ra một vài dòng họ như vậy, cũng vẫn giữ niềm tin sâu thẳm vào pháp thuật, cũng như niềm căm phẫn mãnh liệt với nó. Có lẽ một phần chính là vì lý tưởng và hành động chống pháp thuật của đám hậu duệ Thanh Trừng Sư kia mà No-Maj Bắc Mỹ khó bị lừa và che mắt về những vấn đề liên quan tới pháp thuật hơn ở những nơi khác. Điều này gây lê hậu quả cực kỳ sâu rộng trong cái cách cộng đồng pháp thuật châu Mỹ được quản lý.

      Chú giải:
      Scourer - Thanh Trừng Sư: Những kẻ có pháp thuật làm tay sai cho các phù thủy khác nhưng đi săn phù thủy để kiếm tiền thưởng ở Mỹ ở thế kỷ 17.
      Salem Witch Trials - Tòa án phù thủy Salem: Được thành lập tại Salem, thành phố thuộc thuộc địa Massachusetts năm 1692 và 1693 và thi hành án của 20 người với tội danh phù thủy, hầu hết là phụ nữ. Một vài người thực sự là phù thủy, mặc dù vô tội, số còn lại là No-Maj xấu số bị vướng vào vụ càn quét.



      Nguồn: //pottermore.com
      Dịch: [You must be registered and logged in to see this link.]
      //pottermore.forumvi.com/

      Tags: [You must be registered and logged in to see this link.]